Để giúp bạn củng cố thông tin và có thể biết cách phân biệt làn đường dành cho xe tải thì bài viết sẽ nêu một cách đơn giản, chi tiết nhất những điểm cần quan tâm và lưu ý.
Khi điều khiển phương tiện giao thông thì việc nắm luật lệ giao thông và di chuyển đúng phần đường, làn đường quy định là một việc vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp bạn lưu thông dễ dàng hơn, tránh tình trạng vi phạm luật và nhất là đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển của bản thân và những người cùng tham gia giao thông khác trên cùng tuyến đường. Tuy nhiên, bạn sẽ khó khăn nếu vừa mới sử dụng xe mà nhất là xe cơ giới như xe tải để có thể phân biệt và đi đúng phần đường của mình.
Phân biệt khái niệm làn đường và phần đường
Trước khi tìm hiểu về cách phân biệt làn đường dành cho xe tải, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về làn đường và phần đường. Bởi nhiều người hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm làn đường và phần đường. Theo đó:
Phần đường là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại (Khoảng 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ).
Làn đường là một phần của phần đường cho các phương tiện giao thông qua lại, được chia theo chiều dọc của đường và có bề rộng đủ để cho xe chạy đảm bảo an toàn.
Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là phần đường chính là một đoạn đường bộ, dành cho những phương tiện giao thông qua lại. Trên phần đường có thể chia thành 1 hoặc nhiều làn đường . Mỗi làn đường sẽ dành cho 1 hoặc một số phương tiện giao thông nhất định. Giữa các làn đường sẽ được phân định bằng các vạch kẻ đường.
Các loại làn đường theo quy định pháp luật
Hiện nay theo quy định của bộ GTVT thì làn đường được chia theo từng loại phương tiện tham gia giao thông. Bao gồm làn đường dành cho xe tải, làn đường dành cho xe con, làn đường dành cho xe khách, làn đường dành cho xe thô sơ xe máy,…
Và thông thường, giữa các làn đường sẽ có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc để phân định như sau:
Các làn đường sẽ được phân định bằng hai loại vạch trắng là vạch trắng đứt khúc và vạch liền trắng. Trong đó, vạch trắng đứt khúc được kẻ theo chiều dọc để phân chia làn đường. Nếu vạch trắng đứt khúc này nằm ở đầu đường có tác dụng chỉ dẫn xe chạy đúng tuyến. Vạch liền trắng để phân cách các làn xe có sử dụng động cơ và làn xe không có động cơ. Vạch này cũng dùng để quy định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Vạch liền trắng xuất hiện ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy, hoặc xe dừng.
Cách phân biệt làn đường dành cho xe tải
Theo điều 13 của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường. Người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy thì xe tải thuộc xe cơ giới và phải đi trên làn đường bên trái.
Bên cạnh đó, để có thể cho xe đi chính xác làn đường bạn còn cần phải xem các biển báo đường ưu tiên và làn đường quy định được lắp đặt ở mỗi tuyến đường. Bạn có thể sẽ gặp các biển báo làn đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới và chỉ có xe cơ giới được phép lưu thông; một số làn đường cho phép cả xe cơ giới và xe máy đi chung hay còn gọi là làn đường hỗn hợp. Vì vậy khi tham gia giao thông tài xế phải quan sát, chú ý và theo dõi bảng báo hiệu để có thể đi chính xác làn đường của xe và đúng với quy định của pháp luật.
Điều khiển phương tiện giao thông sai làn đường sẽ bị xử phạt thế nào?
Người điều khiển phương tiện giao thông mà cụ thể là tài xế xe tải phải tuân thủ các quy định về làn đường chung mà luật giao thông quy định để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tham gia giao thông. Nếu người điều khiển phương tiện giao thông đi sai làn đường hoặc vi phạm luật thì sẽ bị phát tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau mà cụ thể là phạt hành chính:
Theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:
– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương thì: Hành vi không chấp hành chỉ dẫn vạch kẻ đường, chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Một chút tinh ý và hiểu luật về cách phân biệt làn đường dành cho xe tải sẽ giúp bạn lưu thông an toàn và dễ dàng trên các tuyến đường vận chuyển của xe tải. Hy vọng bài viết đã giúp bạn cung cấp một số thông tin cần thiết và hữu ích.
Theo Bình An